Lễ cúng nhập trạch chung cư, hay còn có tên gọi khác là lễ về nhà mới, trong truyền thống dân gian Việt Nam đây được coi là nghi lễ hết sức quan trọng, nó mang ý nghĩa tâm linh, niềm vui và sự may mắn cho gia chủ. Vậy nếu không làm lễ nhập trạch thì có sao không? Hãy theo dõi bài viết mà Vinhomeland cung cấp dưới đây để nắm được những thông tin hữu ích nhé!
Lễ nhập trạch nhà chung cư là gì?
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng nhập trạch chung cư được hiểu đơn giản là làm lễ trước khi vào nhà mới. Việc làm lễ nhập trạch căn hộ chung cư là thể hiện sự tôn kính và kính trọng đối với các vị quan cai tại khu vực đó về việc gia đình sẽ chuyển đến nhà mới. Thông qua nghi lễ này, gia đình gia chủ có thể cầu xin phù trợ và bảo vệ của các thần linh và thổ địa cai quản ở đây.
Tuy nhiên thì lễ nhập trạch căn hộ chung cư có một số điểm khác biệt so với lễ nhập trạch nhà bình thường, bao gồm:
- Quy trình và thủ tục: Lễ ra mắt nhà mới chung cư phải tuân thủ theo quy trình và thủ tục chi tiết được quản lý tòa nhà đưa ra. Cư dân có quyền đăng ký thông báo trước, đăng ký ngày giờ, tuân thủ các quy định về trật tự an ninh, hạn chế tiếng ồn và các quy tắc của tòa nhà đưa ra. Trong khi đó, lễ nhập trạch ở nhà mặt đất thường không yêu cầu khắt khe về những quy định như vậy.
- Tiếp đãi và diễn ra lễ: Quá trình tiếp đãi khách mời thường được diễn ra tại phòng khách hay không gian chung của tòa chung cư. Ngược lại, việc tiếp đãi khách ở nhà mặt đất thường được tổ chức tại không gian sống của gia đình, ví dụ như phòng khách hoặc sân vườn.
- Quy mô và quan khách: Lễ cúng nhập trạch chung cư thường có quy mô nhỏ hơn so với nhà bình thường. Lượng người dự lễ ra mắt nhà mới tại chung cư sẽ bị hạn chế do quy định của tòa chung cư. Trái lại, lễ nhập trạch của nhà mặt đất có thể chứa đựng một lượng lớn khách mời, bao gồm gia đình, dòng họ gần và bạn bè thân thiết.
- Không gian và tiện ích: Căn hộ chung cư thường có diện tích nhỏ hơn so với những căn nhà thông thường, do đó việc tổ chức lễ nhập trạch có thể bị hạn chế. Bên cạnh đó, việc sắp xếp bàn thờ, bài lễ hoặc đồ trang trí trong buổi lễ có thể gặp vài khó khăn.
Ý nghĩa của việc cúng lễ nhập trạch nhà chung cư
Hiện nay mọi người có xu hướng lựa chọn chung cư để làm nơi “an cư” bởi diện tích đất trở nên ngày càng eo hẹp do ảnh hưởng của đô thị hóa. Và câu hỏi được đặt ra khá phổ biến là liệu khi nhận nhà chung cư có cần phải thực hiện lễ nhập trạch như nhận nhà mặt đất không? Câu trả lời chắc chắn là có bởi vì:
- Theo như truyền thống xưa, người ta cho rằng mỗi vùng đất hay khu vực đều có sự chăm sóc và quản lý bởi thần linh. Vì vậy, mọi hành vi như di chuyển, định cư sang nơi mới đều yêu cầu thực hiện các nghi lễ thông báo và xin phép thần linh, nhờ vậy cuộc sống về sau mới trở nên suôn sẻ, bình an và yên ổn.
- Khi chuyển sang một ngôi nhà mới, việc thực hiện lễ nhập trạch và xin phép thần linh là bước quan trọng khi nhận nhà. Điều này nhằm đảm bảo sự yên ổn và giúp đỡ của những linh hồn trong gia đình tại nơi mới. Chính vì vậy, gia chủ cần nắm rõ các nguyên tắc của lễ nghi nhập trạch tại nhà mới để thực hiện đúng cách.
Cách chọn ngày làm lễ nhập trạch chung cư
Cúng nhập trạch chung cư là một nghi lễ vô cùng quan trọng, do đó gia chủ cần phải chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ, có vậy chủ nhân mới gặp nhiều may mắn và làm ăn phát đạt. Có nhiều cách để chọn ngày làm lễ nhập trạch nhưng 3 cách dưới đây được nhiều người ưa chuộng, cụ thể là:
Chọn ngày làm lễ nhập trạch chung cư theo giờ hoàng đạo
Với 6 cặp tháng trong năm sẽ có những ngày hoàng đạo tương xứng sau: (Được tính theo âm lịch).
- Tháng 1 và 7: Ngày hoàng đạo bao gồm Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất.
- Tháng 2 và 8: Ngày hoàng đạo bao gồm Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tý
- Tháng 3 và 9: Ngày hoàng đạo bao gồm Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi, Dần
- Tháng 4 và 10: Ngày hoàng đạo bao gồm Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi, Sửu, Thìn.
- Tháng 5 và 11: Ngày hoàng đạo bao gồm Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mão, Ngọ.
- Tháng 6 và 12: Ngày hoàng đạo bao gồm Tuất, Hợi, Dần, Mão, Tỵ, Thân.
Ngày | Thần | THÁNG ÂM LỊCH | |||||
1 & 7 | 2 & 8 | 3 & 9 | 4 & 10 | 5 & 11 | 6 & 12 | ||
Hoàng đạo | Thanh Long | Tý | Dần | Thìn | Ngọ | Thân | Tuất |
Hắc đạo | Minh Đường | Sửu | Mão | Tỵ | Mùi | Dậu | Hợi |
Hoàng đạo | Thiên hình | Dần | Thìn | Ngọ | Thân | Tuất | Tý |
Hắc đạo | Chu tước | Mão | Tỵ | Mùi | Dậu | Hợi | Sửu |
Hoàng đạo | Kim quỹ | Thìn | Ngọ | Thân | Tuất | Tý | Dần |
Hắc đạo | Kim đường | Tỵ | Mùi | Dậu | Hợi | Sửu | Mão |
Hoàng đạo | Bạch hổ | Ngọ | Thân | Tuất | Tý | Dần | Thìn |
Hắc đạo | Ngọc Đường | Mùi | Dậu | Hợi | Sửu | Mão | Tỵ |
Hoàng đạo | Thiên Lao | Thân | Tuất | Tý | Dần | Thìn | Ngọ |
Hắc đạo | Nguyên Vũ | Dậu | Hợi | Sửu | Mão | Tỵ | Mùi |
Hoàng đạo | Tư mệnh | Tuất | Tý | Dần | Thìn | Ngọ | Thân |
Hắc đạo | Câu trần | Hợi | Sửu | Mão | Tỵ | Mùi | Dậu |
Chọn ngày làm lễ nhập trạch chung cư theo tuổi gia chủ
Khi làm lễ cúng nhà mới người ta thường xem tuổi của gia chủ trước để chọn ngày phù hợp với tuổi. Điều này mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia đình sau này. Dưới đây là cách chọn ngày làm mâm cúng dựa vào tuổi gia chủ:
- Tuổi Tý (Rat): Lấy ngày Tý, Dần hoặc Ngọ.
- Tuổi Sửu (Buffalo): Lấy ngày Sửu, Mão hoặc Thân.
- Tuổi Dần (Tiger): Lấy ngày Dần, Tỵ hoặc Tuất.
- Tuổi Mão (Cat): Lấy ngày Mão, Dậu hoặc Hợi.
- Tuổi Thìn (Dragon): Lấy ngày Thìn, Thân hoặc Mùi.
- Tuổi Tỵ (Snake): Lấy ngày Tỵ, Tuất hoặc Dậu.
- Tuổi Ngọ (Horse): Lấy ngày Ngọ, Mùi hoặc Thìn.
- Tuổi Mùi (Goat): Lấy ngày Mùi, Thìn hoặc Tỵ.
- Tuổi Thân (Monkey): Lấy ngày Thân, Tuất hoặc Dần.
- Tuổi Dậu (Rooster): Lấy ngày Dậu, Hợi hoặc Mão.
- Tuổi Tuất (Dog): Lấy ngày Tuất, Dần hoặc Tý.
- Tuổi Hợi (Pig): Lấy ngày Hợi, Mão hoặc Sửu.
Để chọn ngày làm lễ bạn có thể tham khảo thêm các yếu tố như ngày, tháng, năm mua nhà mới để chuẩn bị tốt nhất cho mâm cúng nhập trạch chung cư. Ngoài ra, bạn có thể nhờ sự tư vấn của các chuyên gia phong thủy để lựa chọn ngày phù hợp với lễ ra mắt nhà mới của mình.
Chọn ngày làm lễ nhập trạch chung cư theo hướng căn hộ
Theo như phong thủy thì hướng căn hộ chung cư có vai trò quan trọng đối với sự cân đối hay xung khắc giữa các yếu tố với nhau. Do đó, khi làm lễ cúng nhập trạch, việc chọn ngày theo hướng nhà có thể mang đến may mắn, tài lộc và tránh xa những điều xui rủi, không mong muốn xảy ra. Dưới đây là những hướng nhà bạn nên tham khảo, cụ thể là:
- Nhà hướng Đông, thuộc mệnh Mộc: Tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ thuộc hệ Kim.
- Nhà hướng Tây, thuộc mệnh Kim: Tránh các ngày Mùi, Hợi, Mão thuộc hệ Mộc.
- Nhà hướng Nam, thuộc mệnh Hỏa: Tránh các ngày Tý, Thân, Thìn thuộc hệ Thủy.
- Nhà hướng Bắc, thuộc mệnh Thủy: Tránh các ngày Dần, Ngọ, Tuất thuộc hệ Hỏa.
Mâm cúng làm lễ nhập trạch nhà chung cư
Mâm cúng lễ nhập trạch được xem là 1 phần quan trọng của buổi lễ, nó thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng của gia chủ đối với quan khách khi dự buổi tiệc. Qua đó, chủ nhân của ngôi nhà có thể truyền đạt mạch lạc, rõ ràng các điều trong văn khấn, thể hiện sự tâm huyết, thành khẩn của mình khi nhập trạch chung cư.
- Trang trí mâm ngũ quả, gia chủ cần chuẩn bị đủ 5 loại trái cây, trình bày và sắp xếp chúng lên dĩa sao cho đẹp mắt, ưa nhìn. Mâm ngũ quả thường bao gồm các loại trái cây như: Đu đủ, chuối, khế, dừa, cam, những loại trái cây này nên chọn trái to, đẹp và không bị hư hại gì.
- Phần hương quả, bạn cần lựa chọn hoa tươi, 1 cặp đèn cầy màu đỏ, nhang bằng trầu cau (têm 3 miếng), muối, vàng mã, đường, gạo và nước. Thông thường người ta chọn hoa hồng và hoa cúc để làm hương quả vì nó thể hiện sự quý phái và may mắn.
- Mâm thịt rượu gồm 1 bộ tam sanh, xôi, gà luộc, rượu, trà và thuốc lá. Đối với phần tam sanh, cần có 1 con tôm, 1 miếng thịt và 1 quả trứng, lưu ý những thứ này phải được luộc chín. Riêng rượu, trà và thuốc lá, số lượng yêu cầu là 3 cho mỗi loại.
Việc làm mâm cúng khi ra mắt nhà mới căn hộ chung cư không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt mà nó còn là cách thể hiện lòng thành, tôn kính của gia chủ đến các thần linh.
Văn khấn để làm lễ nhập trạch chung cư
Theo truyền thống xưa của người Việt, toàn bộ nghi lễ cúng bái đều bắt buộc phải thắp nhang và biểu đạt đến tổ tiên và thần linh, đó được gọi là văn khấn. Quá trình này cũng được sử dụng trong lễ nhập trạch. Có 2 loại hình văn khấn được sử dụng phổ biến là:
- Văn khấn thần linh, xin phép nhập trạch cho căn hộ mới.
- Văn khấn gia tiên, thể hiện sự chân thành, tôn kính khi nhập trạch vào căn hộ chung cư.
Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà chung cư cần làm
Dưới đây là thủ tục thường được áp dụng trong quá trình thực hiện lễ nhập trạch nhà chung cư:
- Thắp hương thần tài, thổ địa: Việc thắp hương và cúng lễ là để thể hiện sự kính trọng với các vị thần tài, thổ địa. Nhờ vậy, gia đình gia chủ có thể gặp may mắn và bình an trong nơi mới.
- Xông nhà: Xông nhà là điều nên làm vì nó sẽ loại bỏ những năng lượng tiêu cực, xua đuổi vận khí không tốt. Ngược lại, nó sẽ tái tạo không khí, mang đến cảm giác tích cực và đầy mới mẻ.
- Đun nước sôi, cho vòi nước chảy sau khi vào nhà: Giúp thông thoáng nhà cửa, mang đến không khí tươi mới và may mắn.
- Treo chuông gió để dẫn khí luân chuyển vào nhà: Chuông gió biểu tượng cho sự lưu thông, giúp gia chủ có thêm nhiều may mắn, khỏe mạnh và tài lộc.
- Tươi cười, không nói những chuyện xui rủi trong nhà: Các thành viên trong gia đình cần giữ tinh thần vui vẻ, không nói những điều xui rủi, tránh mang những điều không may mắn cho gia đình khi mới chuyển đến.
Các bước làm lễ cúng nhập trạch nhà chung cư
- Bước 1: Đốt lò than và đặt nó ở giữa cửa chính.
- Bước 2: Gia chủ sắp xếp mâm cỗ cúng, chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cẩn thận để sẵn sàng cho việc làm lễ nhập trạch.
- Bước 3: Việc đầu tiên khi gia chủ bước vào nhà là phải bước qua lò than, trên tay cầm bát hương kèm theo bài vị gia tiên. Thành viên nam thường là người gánh trách nhiệm chính trong nhà. Lưu ý, khi bước qua lò, cần bước chân trái trước, chân phải sau.
- Bước 4: Những thành viên còn lại lần lượt bước qua lò than, sau khi chủ nhà đã vào, trên tay cầm vật phẩm đã chuẩn bị sẵn, không được đi tay không.
- Bước 5:Sau khi mọi người đã vào nhà, chủ nhà mở hết công tắc bóng điện và các cánh cửa trong nhà.
- Bước 6: Các thành viên bố trí và bày biện mâm cúng tại trung tâm căn nhà, đặt lại bàn thờ tổ tiên và bàn thờ ông địa.
- Bước 7: Chủ nhà đại diện thắp nhang và đọc văn khấn. Các thành viên còn lại đứng nghiêm trang, chắp tay và thành tâm trong buổi lễ.
- Bước 8: Chờ hương tàn, chủ nhân tiến hành nấu nước và pha trà. Điều này giúp khai hỏa, mang đến sức sống cho ngôi nhà mới.
- Bước 9: Tiếp tục đợi vàng mã cháy hết, gia chủ tưới lên tro một chút rượu.
- Bước 10: Dâng lên bàn thờ 3 lọ đựng gạo, muối và nước.
- Bước 11: Vậy là nghi lễ nhập trạch được hoàn thành.
Một số lưu ý khi làm lễ nhập trạch chung cư, căn hộ mới
Trước buổi lễ:
- Chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết cho buổi lễ, chẳng hạn như: hương, nến, rượu, hoa, trầu cau và các dụng cụ cúng khác.
- Nắm được thời gian và địa chỉ tổ chức lễ.
- Sắp xếp, vệ sinh sạch sẽ căn hộ mới trước ngày lễ.
Trong quá trình buổi lễ diễn ra:
- Tuân thủ các nghi lễ truyền thống và tôn giáo.
- Thể hiện lòng thành kính, tôn trọng, chỉnh chu trong việc thắp hương và cúng lễ.
- Cầu nguyện và khấn xin sự bình an, sức khỏe cho gia đình trong ngôi nhà mới.
Những thứ cần mua khi về căn hộ mới:
- Đồ cúng hương: Trầu cau, hoa, nến, rượu và những thứ cần thiết cho buổi lễ.
- Vật dụng cho gia đình: Giường, tủ, bàn ghế, chăn, nệm, đèn, quạt,….
Tổng kết
Trước khi bắt đầu sống tại căn hộ mới gia chủ cần cúng nhập trạch chung cư, nghi lễ này như một lời thông báo đến các vị thần linh, thổ địa về sự có mặt của mình trong ngôi nhà, qua đó ta có thể cầu bình an và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Vinhomeland hy vọng với những thông tin trong bài sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Có nên cúng nhập trạch chung cư khi di chuyển vào nhà mới không?”